Xử lý sai sót khi lập hoá đơn theo Nghị định 123/2020 và TT78/2021

Xử lý sai sót khi lập hoá đơn theo Nghị định 123/2020 và TT78/2021

XỬ LÝ SAI SÓT KHI LẬP HOÁ ĐƠN THEO NGHỊ ĐỊNH 123 VÀ TT78

Hầu hết hoá đơn điện tử hiện tại là Hoá đơn có mã của cơ quan thuế nên Bài viết này tổng hợp quy định xử lý sai sót đối với hoá đơn điện tử CÓ MÃ của cơ quan thuế. Cụ thể:

1./ Hoá đơn có mã, đã được cấp mã, chưa gửi người mua

Bên bán Lập mẫu 04/SS-HĐĐT để huỷ hoá đơn bị sai, gửi cơ quan thuế và lập hoá đơn mới thay thế

(Điểm a khoản 2 điều 19 NĐ123/2020)

Tải mẫu 04/SS/HĐĐT theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

2./ Hoá đơn có mã, đã được cấp mã, đã gửi người mua

- Nếu chỉ sai tên, địa chỉ người mua, các nội dung còn lại không sai: Lập mẫu 04/SS-HĐĐT gửi cơ quan thuế  (Điểm b khoản 2 điều 19 NĐ123/2020)

- Nếu sai các thông tin khác (trừ tên, địa chỉ người mua), được phép lựa chọn cách xử lý

+ Cách 1: Lập hoá đơn điều chỉnh (kèm theo biên bản thoả thuận lập hoá đơn điều chỉnh)

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm"

+ Cách 2: Lập hoá đơn thay thế (kèm biên bản thoả thuận lập hoá đơn thay thế)

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”

(Điểm b khoản 2 điều 19 NĐ123/2020)

Đồng thời với một trong hai cách xử lý trên, Bên bán Lập mẫu 04/SS-HĐĐT gửi cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh (Điểm a khoản 1 điều 7 Thông tư 78/2021)

- Nếu hoá đơn đã điều chỉnh hoặc thay thế mà tiếp tục sai thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu (Điểm c khoản 1 điều 7 Thông tư 78/2021)

- Đối với hoá đơn điều chỉnh: Điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh (Điểm e khoản 1 điều 7 Thông tư 78/2021)

3./ Hoá đơn có mã, nhưng cấp mã lỗi

Điểm b khoản 2 điều 19 Nghị định 123/2020 không quy định rõ trường hợp xử lý tại điểm này áp dụng đối với hoá đơn có mã đã được cấp mã hay chưa

Tuy nhiên quy trình sử dụng hoá đơn có mã là: Người bán lập hoá đơn gửi cơ quan thuế cấp mã >> Cơ quan thuế cấp mã >> Người bán gửi hoá đơn đã có mã cho người mua.

Vậy trường hợp tại điểm b khoản 2 điều 19 Nghị định 123/2020 được hiểu là hoá đơn có mã đã được cấp mã và đã gửi người mua.

Còn trường hợp hoá đơn có mã đã gửi đến cơ quan thuế cấp mã nhưng cấp mã lỗi thì chưa được quy định rõ trong nghị định. Hiện tại trường hợp này, một số đơn vị cung cấp hoá đơn điện tử đang xử lý: Xoá bỏ hoá đơn cấp mã lỗi và lập hoá đơn mới.

4./ Mua hàng sau đó trả lại

Đã mua hàng, xuất hoá đơn sau đó bên mua trả lại hàng thì xử lý thế nào

Trường hợp này, bên mua phải xuất hoá đơn trả lại hàng chứ không được phép huỷ hoá đơn đã lập.

(Nghị định 123/2020 và TT78/2021 không quy định trả lại hàng thì huỷ hoá đơn đã lập)

Xem thêm bài viết tại: https://dailythuetrongdat.com/


(*) Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Bình luận

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Tải thông báo chấp nhận sử dụng hoá đơn điện tử

Tải thông báo chấp nhận sử dụng hoá đơn điện tử