Giám đốc không hưởng lương có phải đóng BHXH không
Giám đốc không hưởng lương có phải đóng BHXH không
GIÁM ĐỐC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG CÓ PHẢI ĐÓNG BHXH KHÔNG
Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/07/2025 có nhiều quy định mới, đặc biệt là về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1. Người quản lý doanh nghiệp không hưởng lương vẫn phải đóng BHXH
"Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương"
(Điểm n Khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15)
2. Người quản lý doanh nghiệp là ai
"24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty"
(Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14)
3. Nhiều đối tượng khác cũng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Nhiều đối tượng khác cũng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như:
"k) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
l) Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;
m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;..."
(Khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15)
Người nước ngoài phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
"2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
c) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác"
(Khoản 2 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15)
Xem thêm tại: https://dailythuetrongdat.com/