Quy trình thành lập doanh nghiệp

Bạn có ý tưởng kinh doanh nhưng còn lăn tăn sợ thành lập doanh nghiệp phức tạp, tốn kém? Hãy gạt bỏ suy nghĩ đó, vì hiện tại thủ tục thành lập doanh nghiệp rất thông thoáng và chi phí cũng rất ít...

QUY TRÌNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Bạn có ý tưởng kinh doanh nhưng còn lăn tăn sợ thành lập doanh nghiệp phức tạp, tốn kém? Hãy gạt bỏ suy nghĩ đó, vì hiện tại thủ tục thành lập doanh nghiệp rất thông thoáng và chi phí cũng rất ít (xem phần tổng chi phí dưới đây)

1/. Thành lập doanh nghiệp nên xuất phát từ đâu?

Bạn có ý tưởng kinh doanh tốt, hay đơn thuần bạn đang làm ăn được nhưng cần có doanh nghiệp để giao dịch thuận tiện hơn, đó là lúc bạn nên nghĩ đến việc mở công ty.

1.1/ Lập công ty trước hay đi xin giấy phép trước?

Ví dụ bạn muốn thành lập công ty hoạt động về mạng xã hội, bạn sẽ đi xin phép trước rồi mới được thành lập? Không, theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư thì quy trình như sau:

- Thành lập công ty trong đó có ngành nghề kinh doanh về mạng xã hội trước (nhưng chưa được hoạt động ngay nhé)

- Sau đó đi xin giấy phép để công ty được phép hoạt động về mạng xã hội

Hiểu nôm na như bạn mở cửa hàng gas nhưng chưa được kinh doanh ngay, cơ quan chức năng thẩm định cửa hàng của bạn đảm bảo điều kiện về phòng cháy mới cấp phép cho cửa hàng vậy.

1.2/ Lựa chọn ngành nghề thế nào?

- Ngành nghề dựa vào việc bạn sẽ hoạt động về cái gì. Ví dụ bạn hoạt động về mạng xã hội thì bạn xem trong quyết định của Thủ tướng về danh mục ngành nghề kinh doanh (phải viết đúng theo mã ngành cấp 4), thường thì chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp sẽ căn cứ mô tả để lựa chọn ngành nghề giúp bạn.

- Nên đăng ký tất cả các ngành nghề có liên quan, ví dụ bạn hoạt động về mạng xã hội thì nên đăng ký luôn ngành nghề quảng cáo để sau này phát sinh doanh thu từ hoạt động này đỡ mất công (và mất tiền) đăng ký bổ sung ngành nghề.

- Việc đăng ký nhiều hay ít ngành nghề không làm bạn phải trả thêm tiền cho việc thành lập nhé (ít nhất là Đại lý thuế Trọng Đạt không thu thêm phí nếu bạn đăng ký nhiều ngành nghề).

1.3/ Giấy tờ để thành lập doanh nghiệp cần những thứ gì

Tờ đăng ký thành lập (thường kèm theo danh sách thành viên, danh sách cổ đông)

Điều lệ doanh nghiệp

CMND hoặc CCCD photo công chứng của các thành viên góp vốn

Ủy quyền và CMND người nhận ủy quyền (nếu nhờ người khác đăng ký hộ)

Nộp lệ phí cho cơ quan nhà nước

Địa chỉ trụ sở chính không phải là chung cư (vì không được phép kinh doanh trong chung cư)

Nếu Đại lý thuế Trọng Đạt hỗ trợ thành lập, bạn chỉ cần có: CMND hoặc CCCD photo công chứng của các thành viên góp vốn + mô tả về ngành nghề kinh doanh, hồ sơ còn lại Đại lý thuế Trọng Đạt sẽ hỗ trợ toàn bộ.

2./ Tổng chi phí để doanh nghiệp có thể hoạt động

Chi phí thành lập: 900.000 đồng (trọn gói cả con dấu pháp nhân và lệ phí nộp nhà nước)

Môn bài: 2.000.000 nếu thành lập trước 01/07, 1.000.000 nếu thành lập từ 01/07 trở về sau

Mua chữ ký số để khai thuế: 1.490.000 đồng (thời hạn 3 năm, sau 3 năm thì gia hạn, phí cũng là 1.490.000 đồng)

Mua hóa đơn điện tử: 750.000 đồng

Mở tài khoản ngân hàng: Thường không mất phí nhưng phải đặt cọc (nộp số dư tối thiểu) 500.000 đồng - 1.000.000 đồng tùy ngân hàng.

Tổng chi phí khoảng 5.000.000 đồng - 6.000.000 đồng.

Xem thêm bài viết tại: https://dailythuetrongdat.com


(*) Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Bình luận

Đăng ký nhận thông tin

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Thuế TNCN đối với hoa hồng của đại lý bảo hiểm là cá nhân

Thuế TNCN đối với hoa hồng của đại lý bảo hiểm là cá nhân