Kế toán trường học, trung tâm ngoại ngữ

Đại lý thuế Trọng Đạt được Cục thuế Hà Nội cấp giấy phép hoạt động đại lý thuế số 79640 đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về thuế. Với bề dày kinh nghiệm làm việc với cơ quan thuế, đã trải qua nhiều cuộc kiểm tra thuế với kết quả tốt.

KẾ TOÁN TRƯỜNG HỌC, TRUNG TÂM ĐÀO TẠO

1./ Là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Giáo dục đào tạo (gồm giáo dục mầm non, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo trẻ tự kỷ...) là ngành nghề kinh doanh yêu cầu 2 loại giấy phép:

- Giấy phép 1: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp) trong đó có đăng ký ngành nghề giáo dục, đào tạo.

- Giấy phép 2: Giấy phép hoạt động đào tạo do Sở giáo dục và Đào tạo cấp.

Quy trình cấp phép tuỳ thuộc vào loại hình đào tạo, ví dụ đào tạo ngoại ngữ - tiếng Anh hoặc giáo dục mầm non có quy trình cấp phép khác nhau.

Giấy phép này ngoài việc đảm bảo cho doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định được ưu đãi thuế.

2./ Thuế giá trị gia tăng

Theo điều 4 thông tư số 219/2013/TT-BTC về đối tượng không chịu thuế GTGT:

13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

- Nếu đơn vị đào tạo đã được cấp giấy phép đào tạo (giấy phép số 2) thì hoạt động đào tạo thuộc diện không chịu thuế, tức là không phải nộp thuế GTGT đầu ra.

- Nếu đơn vị đào tạo chỉ có giấy phép số 1 mà không có giấy phép số 2 thì thuộc diện nộp thuế GTGT theo quy định.

Công văn số 85043/CT-TTHT ngày 02/10/2018 của Cục thuế Hà Nội cũng hướng dẫn:

Trường hợp Chi nhánh Công ty CP phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh tại TP Hà Nội thực hiện dịch vụ đào tạo tiếng Nhật cho người lao động cho đến khi người lao động thi tuyển và đạt yêu cầu của các Công ty tại Nhật Bản trước khi sang Nhật Bản làm việc, nếu Chi nhánh Công ty CP phát triển công nghiệp xây lắp và thương mại Hà Tĩnh tại TP Hà Nội thực hiện đầy đủ các thủ tục về đăng ký, cấp phép hoạt động (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật thì hoạt động đào tạo này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

3./ Xuất hoá đơn đầu ra

Tại sao giáo dục cũng phải xuất hoá đơn đầu ra?

Thu học phí, đó là khoản thu của doanh nghiệp (kể cả tổ chức, cá nhân không phải doanh nghiệp nhưng kinh doanh hoạt động đào tạo) phát sinh từ hoạt động kinh doanh về đào tạo mà có. Vì vậy, đơn vị thu học phí phải xuất hoá đơn cho tiền học phí thu được

Theo quy định tại thông tư số 39/2014/TT-BTC:

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)

Theo hướng dẫn tại Công văn số 66595/CT-TTHT ngày 02/10/2018 của Cục thuế Hà Nội

1. Trường hợp của Trường Nhật Bản Hà Nội được thành lập theo Quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo để dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Khi thu tiền học phí của học sinh đơn vị lập hóa đơn GTGT theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính. Trên hóa đơn dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

4./ Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối với hoạt động đào tạo, trường hợp đã được cấp giấy phép số 2 và thuộc diện xã hội hoá giáo dục thì được ưu đãi thuế với thuế suất 10%.

Trường hợp không có giấy phép đào tạo hoặc không đủ điều kiện về xã hội hoá giáo dục thì thuế suất áp dụng là 20% (thuế suất phổ thông).

Thuế suất này được tính trên Doanh thu - Chi phí

Doanh thu: Là tiền học phí thu được

Chi phí: Gồm các khoản phục vụ hoạt động đào tạo như

- Chi phí về cơ sở vật chất: thuê trường lớp, mua bàn ghế, thiết bị giảng dạy...

- Chi phí về giáo viên: Tiền lương, các khoản phụ cấp, thưởng....

- Chi phí quản lý của doanh nghiệp...

 

Xem thêm: Thư viện pháp luật về thuế - kế toán


(*) Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Bình luận

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Khai thuế thu nhập cá nhân khi chia cổ tức, lợi nhuận

Khai thuế thu nhập cá nhân khi chia cổ tức, lợi nhuận