Cách hạch toán quỹ lương dự phòng theo thông tư 200

Trích lập quỹ dự phòng tiền lương hạch toán như thế nào? Chúng tôi xin hướng dẫn cách trích lập dự phòng tiền lương theo thông tư 200 và theo quy định hiện hành về thuế.

TRÍCH LẬP VÀ HẠCH TOÁN QUỸ LƯƠNG DỰ PHÒNG

1./ Quy định về trích quỹ lương dự phòng

Theo quy định tại khoản 2, điều 4, thông tư số 96/2015/TT-BTC:

"c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.

Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.

Ví dụ 9: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định"

Hướng dẫn cách tính quỹ lương thực hiện

Quỹ lương thực hiện năm 2017 là toàn bộ tiền lương năm 2017 đã được chi trước thời hạn quyết toán thuế TNDN của năm đó (đã chi trước 31/3/2018).

Ví dụ 1: Năm 2017, quỹ lương như sau

Trích lương: Nợ TK chi phí/Có TK334: 12 tỷ

Trong năm 2017 đã chi 9 tỷ (số dư TK334 tại 31/12/2017 là 3 tỷ)

Từ T1/2018 đến T3/2018, chi thêm 3 tỷ quỹ lương của năm 2017.

Vậy quỹ lương thực hiện của năm 2017 là: 9 + 3 = 12 tỷ

Ví dụ 2: Vẫn giống ví dụ 1, nhưng từ T1/2018 đến T3/2018, chi thêm 2 tỷ quỹ lương của năm 2017.
Vậy quỹ lương thực hiện của năm 2017 là: 9 + 2 = 11 tỷ.

2./ Hạch toán quỹ lương dự phòng theo thông tư 200

Hiện tại, có nhiều quan điểm cho rằng hạch toán quỹ lương dự phòng vào TK352. Quan điểm trên là không phù hợp. Dự phòng tiền lương bản chất vẫn là tiền lương phải trả. Theo quy định tại thông tư số 200/2014/TT-BTC:

"Điều 53. Tài khoản 334 - Phải trả người lao động

1. Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động"

Như vậy, bút toán trích dự phòng tiền lương phải trả theo quy định tại thông tư 200 là

Nợ TK 622, 627, 641, 642 / Có TK334

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Nếu gặp vướng mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn

Xem thêm các bài viết tại website: https:\\dailythuetrongdat.com 


(*) Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Bình luận

Đăng ký nhận thông tin

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Thuế TNCN đối với hoa hồng của đại lý bảo hiểm là cá nhân

Thuế TNCN đối với hoa hồng của đại lý bảo hiểm là cá nhân