Các trường hợp bị ấn định thuế
Các trường hợp bị ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế...
ẤN ĐỊNH THUẾ
1./ Các trường hợp vi phạm bị cơ quan thuế ấn định thuế:
- Không đăng ký thuế
- Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
- Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
- Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
- Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
- Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
Như vậy cần lưu ý các trường hợp: Nộp chậm hồ sơ khai thuế; Không có sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan; Bán hàng dưới giá gốc.
2./ Phạm vi ấn định thuế
- Ấn định số thuế phải nộp
- Ấn định từng yếu tố (ví dụ doanh thu, nghiệp vụ)
3./ Cơ quan thuế ấn định căn cứ vào đâu
- Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
- So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô;
- Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.
Tóm lại, đã bị ấn định thuế thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt. Vì vậy doanh nghiệp nên tránh các tình huống bị ấn định thuế nêu trên.
Xem thêm các bài viết tại website: http:\\dailythuetrongdat.com