Cá nhân có thể là bên liên kết theo nghị định 20/2017
Cá nhân (chủ sở hữu, cổ đông, thành viên hoặc giám đốc) có thể là bên liên kết không?
XÁC ĐỊNH BÊN LIÊN KẾT ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
Điều 5 Nghị định 20 hầu hết nói về trường hợp bên liên kết là doanh nghiệp khác. Tuy nhiên điểm i khoản 2 điều 5 khiến bên liên kết có thể là cá nhân:
Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết
2. Các bên liên kết tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:
i) Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
Như vậy, người kiểm soát công ty thông qua vốn góp (chủ sở hữu, cổ đông, thành viên) hoặc trực tiếp điều hành (giám đốc) có thể là bên liên kết. Nếu tách ra để đọc "Một doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân...." thì đoạn này sẽ rõ nghĩa!
Đây cũng là quan điểm của Cục thuế Hà Nội tại Công văn số 46426/CT-TTHT ngày 10 tháng 07 năm 2017
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty TNHH Thương mại Hương Thủy chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào Công ty hoặc trực tiếp tham gia điều hành Công ty thì được coi là các bên có quan hệ liên kết và giao dịch phát sinh (bao gồm vay, cho vay) giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh là giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ. Do đó, việc xác định chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với giao dịch liên kết này được thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP nêu trên.
Xem thêm bài viết tại: https://dailythuetrongdat.com/