Xử lý đối với hoá đơn điện tử lập sai

Cách xử lý khi viết sai hoá đơn điện tử theo quy định tại nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC và các quy định liên quan...

XỬ LÝ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ LẬP SAI THEO NGHỊ ĐỊNH 119/2018

I./ Đối với hoá đơn giấy, khi viết sai hoá đơn thì có 3 tình huống:

1./ Người mua chưa ký: Gạch chéo các liên rồi viết hoá đơn mới

2./ Người mua đã ký nhưng chưa kê khai: Biên bản thu hồi, xuất hoá đơn mới

3./ Một trong hai bên đã kê khai thuế: Lập biên bản ghi nhận sai sót, đồng thời xuất hoá đơn điều chỉnh

(Nếu chỉ sai tên hoặc địa chỉ nhưng MST đúng thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh - TT26/2015/TT-BTC)

II./ Đối với hoá đơn điện tử thì có nhiều quy định gây rối cho kế toán hơn.

1./ Phân biệt huỷ và tiêu huỷ hoá đơn điện tử

Nghị định 51/2010/NĐ-CP (và thông tư 32/2011/TT-BTC, thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51) vẫn có hiệu lực đến 31/10/2020 song song với hiệu lực của Nghị định mới là 119/2018/NĐ-CP. 

Nghị định 119/2018/NĐ-CP và thông tư 32/2011/TT-BTC đều đưa ra khái niệm về "huỷ" và "tiêu huỷ" hoá đơn điện tử:

- Hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng

- Tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn điện tử không thể bị truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử

Như vậy: Lập sai hoá đơn điện tử sau đó bỏ đi và lập cái khác thì gọi là "huỷ", còn các hoá đơn không dùng nữa bỏ đi thì gọi là "tiêu huỷ".

2./ Xử lý khi lập sai hoá đơn điện tử

Như đã nêu ở trên, do Nghị định 119/2018 và Nghị định 51/2010 (thông tư 32/2011) đều còn hiệu lực thi hành nên ta tham chiếu cả hai văn bản này để tìm cách xử lý tối ưu:

2.1./ Trường hợp hoá đơn đã lập nhưng chưa gửi cho người mua: Nghị định 119 và thông tư 32/2011 đều không đề cập => Có thể áp dụng huỷ hoá đơn và không cần lập mẫu 04, không cần lập biên bản điều chỉnh (chờ thêm thông tư hướng dẫn nghị định 119)

2.2./ Trường hợp hoá đơn đã lập và đã gửi cho người mua sau đó phát hiện sai sót: 

* Nghị định 119 hướng dẫn:

+ Lập văn bản xác nhận sai sót

+ Người bán lập thông báo mẫu 04 theo nghị định 119 gửi cho cơ quan thuế

+ Người bán lập hoá đơn thay thế gửi cho người mua và cơ quan thuế

* Thông tư 32/2011 hướng dẫn:

- Nếu chưa kê khai thuế: 

+ Hai bên thoả thuận xác nhận sai sót và xác nhận huỷ hoá đơn sai

+ Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới, trên hóa đơn điên tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm

- Nếu đã kê khai thuế:

+ Hai bên lập văn bản thoả thuận ghi nhận sai sót

+ Bên bán lập hoá đơn điều chỉnh, điều chỉnh các nội dung đã lập sai (hoá đơn điều chỉnh ghi rõ điều chỉnh tăng, giảm.... không được ghi số âm)

TÓM LẠI:

1./ Nếu người mua chưa kê khai thuế: có thể hiểu đã lập nhưng chưa gửi cho người mua => huỷ và lập hoá đơn mới

Hoá đơn huỷ kê vào phần "xoá bỏ" trên báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn (BC26/AC), không cần biên bản, không cần lập phụ lục 04 gửi cơ quan thuế

2./ Nếu người mua đã kê khai thuế: hiểu là người mua đã nhận hoá đơn

+ PP1: Áp dụng nghị định 119/2018: biên bản ghi nhận sai sót + báo cáo mẫu 04 + hoá đơn thay thế

+ PP2: Áp dụng nghị định 51/2010 và thông tư 32/2011: Lập biên bản điều chỉnh và hoá đơn điều chỉnh.

Ghi chú: Cần chờ thêm thông tư hướng dẫn nghị định 119/2018 để có phương án xử lý đúng quy định nhất (nếu thông tư quy định cụ thể hơn).

Mời bạn xem thêm các bài viết tại website: http:\\dailythuetrongdat.com


(*) Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Bình luận

Đăng ký nhận thông tin

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Bổ sung quy định về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Bổ sung quy định về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử