Quy chế tài chính doanh nghiệp

Quy chế tài chính có cần thiết không. Những lưu ý khi xây dựng quy chế tài chính cho doanh nghiệp...

QUY CHẾ TÀI CHÍNH CÓ CẦN THIẾT KHÔNG

Nếu đọc thông tư 78, thông tư 96 quy định về các chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN, bạn sẽ thấy cụm từ chi phí lương, quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ (gọi tắt là quy chế tài chính nội bộ) xuất hiện rất nhiều. Kế toán thường đưa vào bao nhiêu loại phụ cấp như tiền ăn trưa, xăng xe, điện thoại v.v... nhưng các khoản này nếu không được quy định cụ thể thì cơ quan thuế hoàn toàn có quyền loại chi phí đó ra.

Một số quy định liên quan đến quy chế trong thông tư 78 và thông tư 96:

- Tiền lương, tiền thưởng (và cả các khoản mang tính chất tiền lương như các khoản phụ cấp): phải có mức chi cụ thể trong HĐLĐ hoặc quy chế lương, quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ

- Tiền công tác phí, phụ cấp đi công tác, phụ cấp đi lại: nếu không có hoá đơn thì vẫn được tính theo mức khoán ghi tại quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp

- Tiền mua vé máy bay trên 20 triệu thanh toán bằng thẻ của cá nhân thì vẫn được chấp nhận nếu được quy định trong quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của công ty

- Chi thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật: phải được quy định trong quy chế của Công ty

- Mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động: cũng phải được quy định trong quy chế nội bộ của công ty thì mới được chấp nhận.

Việc xây dựng bảng lương, đưa vào các khoản phụ cấp, làm phiếu chi lương sẽ trở nên vô nghĩa nếu từng khoản đó không được quy định đầy đủ và rõ ràng. Đó là lý do nhiều kế toán mất công làm mà vẫn bị thuế loại.

NÊN XÂY DỰNG QUY CHẾ TÀI CHÍNH NỘI BỘ NHƯ THẾ NÀO

Kế toán nên hỗ trợ Công ty tự xây dựng quy chế nội bộ. Bạn không nên copy nguyên quy chế trên mạng về rồi sửa mỗi tên Công ty, vì mỗi doanh nghiệp có đặc thù hoạt động khác nhau. Việc viết quy chế này cũng không mất nhiều thời gian, mà lại có lợi lâu dài cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc lập quy chế nội bộ:

- Các khoản chi theo luật thuế yêu cầu phải có trong quy chế thì phải đưa hết vào quy chế, không được bỏ sót bất cứ khoản gì, kể cả các khoản đương nhiên như tiền ăn trưa, ăn ca

- Mức chi phải khớp với các hồ sơ có liên quan (ví dụ phụ cấp phải khớp bảng lương, mức công tác phí phải khớp với phiếu thanh toán tiền đi công tác)

- Ngoài mức cụ thể, nên đưa thêm câu: các trường hợp đặc biệt, nếu cần áp dụng ngoại lệ thì cá nhân hoặc bộ phận có liên quan trình Giám đốc phê duyệt. Vì quy chế cơ quan thuế cho phép doanh nghiệp tự xây dựng và áp dụng nên khi đưa thêm quy định này, chẳng may một số hồ sơ có không khớp thì bạn có thể áp dụng ngoại lệ để giải trình.

- Quy chế nội bộ cần sửa đổi theo các quy định mới của luật thuế. Chú ý là lưu giữ cả bộ quy chế mới và bộ quy chế cũ, vì mỗi bộ quy chế sẽ phục vụ giải trình cho một thời kỳ tương ứng.

Trên đây là bài viết về quy chế tài chính nội bộ trong doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Mời bạn xem thêm các bài viết tại website: http:\\dailythuetrongdat.com


(*) Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Bình luận

Đăng ký nhận thông tin

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Thuế TNCN đối với hoa hồng của đại lý bảo hiểm là cá nhân

Thuế TNCN đối với hoa hồng của đại lý bảo hiểm là cá nhân