Kiểm tra nhanh các rủi ro về thuế

Để phân tích một doanh nghiệp, thuế họ thường phân tích báo cáo mà doanh nghiệp gửi để đánh giá doanh nghiệp, từ đó mới lựa chọn doanh nghiệp rủi ro cao hơn để xuống kiểm tra. Vì vậy bạn có thể tự kiểm tra báo cáo tài chính trước để tránh rơi vào vùng rủi ro cao của thuế.

CÁCH KIỂM TRA NHANH

A./ Các chỉ tiêu thuế thường kiểm tra ngay trên báo cáo họ nhận được

1./ Biến động doanh thu bất thường trong 3 năm liền kề hoặc 3 năm lỗ liên tiếp

2./ Doanh thu nhỏ hơn giá trị hàng nhập (lãi gộp âm), hàng tồn kho tăng đều mà hàng nhập cũng tăng đều

(Lưu ý: Nếu giá bán < giá mua thì thuế có quyền ấn định thuế theo Luật Quản lý thuế)

3./ Tài khoản 131 dư Có liên tục qua các năm

Dư Có TK131 còn cho thấy rủi ro xuất hoá đơn không đúng thời điểm, xem thời điểm xuất hoá đơn tại đây

4./ Các chỉ tiêu doanh thu, lương, thanh toán tiền hàng không khớp báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở mức độ lớn (chênh lệch lớn không giải thích được)

5./ Doanh thu và thu nhập khác chênh lệch nhiều so với tờ khai thuế giá trị gia tăng không giải thích được (Thuế nghi ngờ hạch toán thiếu doanh thu hoặc xuất hoá đơn kê khai VAT thiếu)

6./ Số dư các tài khoản 334, 335 lớn (nghi ngờ đẩy chi phí để giảm lãi)

7./ Phát sinh bên Nợ TK334 không khớp với tờ khai quyết toán thuế TNCN

8./ Lãi gộp 3 năm liên tục biến động bất thường (trong khi ngành nghề kinh doanh không có thay đổi lớn)

B./ Các vấn đề cần lưu ý khi làm báo cáo tài chính

1./ Xuất hoá đơn đầy đủ đối với quà tặng khách hàng

2./ Xuất hoá đơn cho khách lẻ (đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải, bán lẻ, ăn uống). Lưu ý là bạn xuất ít còn hơn không xuất, vì không xuất sẽ bị ấn định doanh thu khách lẻ

3./ Hồ sơ nghiệm thu năm nay nhưng xuất hoá đơn ghi nhận vào năm sau (cái này hay bị đối với bên xây dựng khi thời gian nghiệm thu kéo dài, ngày trên hồ sơ có khi để năm 2017 nhưng hoá đơn sang 2018 mới xuất)

4./ Xác định sai đối tượng không chịu thuế (đặc biệt lưu ý với ngành nghề kinh doanh có điều kiện) dẫn tới bị áp thuế suất 10%

5./ Không phân bổ VAT dùng chung trong trường hợp vừa có doanh thu chịu thuế, vừa có doanh thu không chịu thuế. Lưu ý cuối năm phải phân bổ lại cho cả năm (xem bài viết về phân bổ thuế dùng chung tại đây)

6./ Kê khai hoá đơn đầu vào các khoản tiêu dùng cho gia đình mà không hợp lý hoá được để chứng minh phục vụ sản xuất kinh doanh (Vấn đề là cách để bạn chứng minh các đồ dùng đó phục vụ sản xuất kinh doanh và đưa vào cho hợp lý)

7./ Không tra cứu hoá đơn trước khi kê khai, dẫn tới dính vào hoá đơn doanh nghiệp bỏ trốn

8./ Hoá đơn trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt

9./ Thuê tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của bên cho thuê

10./ Chi phí không tương ứng với doanh thu (nguyên tắc TT78, TT96)

11./ Không khấu trừ 10% đối với lao động dưới 3 tháng (lưu ý: tuyệt đối không làm cam kết nếu cá nhân không có mã số thuế), lách BHXH không đúng

Xem thêm các bài viết tại website: http:\\dailythuetrongdat.com


(*) Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Bình luận

Đăng ký nhận thông tin

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Quyết định 1864/QĐ-BHXH về cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH

Quyết định 1864/QĐ-BHXH về cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH