Quy định về góp vốn điều lệ

Quy định về góp vốn điều lệ đối với doanh nghiệp mới thành lập. Định giá tài sản góp vốn. Hạch toán nhận tài sản góp vốn. Chi phí tính thuế đối với tài sản góp vốn vào doanh nghiệp...

GÓP VỐN ĐIỀU LỆ

Thời hạn góp vốn điều lệ

Thời hạn góp vốn là 90 ngày (Luật Doanh nghiệp số 68 năm 2014). Nếu không góp đủ vốn trong 90 ngày, bạn sẽ phải điều chỉnh giảm vốn điều lệ về bằng số thực góp (thực tế chưa thấy doanh nghiệp nào làm vậy cả, chưa góp đủ thì kế toán thường xử lý thu tiền mặt cho đủ - Nợ TK111/Có TK411).

Nếu không góp vốn thì có bị phạt không? Có bị phạt từ 10 - 20 triệu (điều 28 nghị định 50/2016). Tuy nhiên, kế toán thường xử lý để doanh nghiệp góp đủ vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh.

Theo thống kê thì trên 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại hoạt động theo vốn điều lệ là vốn ảo.

Tài sản góp vốn

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 68 thì tài sản góp vốn được các cổ đông, thành viên định giá theo nguyên tắc nhất trí, nghĩa là tự định giá. Nếu định giá tài sản góp vốn quá cao thì chi phí khấu hao sẽ bị thuế loại, ví dụ:

Góp vốn bằng ô tô cũ, đã sử dụng được 10 năm. Giá mua mới là 1 tỷ, các thành viên định giá là 500 triệu (Nợ 211/Có 411: 500 triệu). Nhưng thuế vào kiểm tra loại bớt chi phí khấu hao (chỉ chấp nhận khấu hao theo mức đóng lệ phí trước bạ đối với ô tô cũ là 30% giá trị - Thông tư 301/2016 hướng dẫn nghị định 140/2016).

Tất nhiên việc xác định giá trị tài sản góp vốn sẽ phụ thuộc vào doanh thu mà tài sản đó đem lại và quan điểm của từng đoàn thuế. Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn nên thuê định giá tài sản góp vốn để đảm bảo tính khách quan.

Thuế sẽ loại chi phí lãi vay nếu góp vốn ảo

Dấu hiệu nhận biết việc góp vốn ảo là quỹ tiền mặt lớn, tạm ứng nhiều hoặc cho vay nhiều. Nếu cơ quan thuế thấy một trong ba dấu hiệu trên mà doanh nghiệp bạn lại đi vay thì chi phí lãi vay sẽ bị loại (thông tư 78/2014, thông tư 96/2015). Nếu bạn đăng ký vốn điều lệ thấp để tránh vốn ảo thì ngân hàng lại đánh giá tín nhiệm của bạn thấp khi cho vay. Đây là một khó khăn thường gặp đối với doanh nghiệp mới thành lập cần kế toán có cách xử lý khéo léo tuỳ vào thực tế của mỗi doanh nghiệp.

Hạch toán góp vốn điều lệ

Các cổ đông, thành viên, chủ sở hữu góp vốn bằng tài sản gì thì bạn cứ hạch toán nhận vốn góp bằng tài sản đó

Nợ TK111/Có TK411: góp vốn bằng tiền

Nợ TK211/Có TK411: góp vốn bằng ô tô, máy xúc...

Nếu sau khi nhận vốn "thực tế" và vẫn còn thiếu thì kế toán thường hạch toán góp vốn "ảo" Nợ 111/Có 411

Tuyệt đối không hạch toán bút toán Nợ 138/Có TK411 (thực tế kiểm tra sổ sách có nhiều kế toán hạch toán như vậy, sai bản chất về kế toán vì TK411 phản ánh vốn thực góp - Thông tư 200/2014)

Xem thêm các bài viết tại website: http:\\dailythuetrongdat.com


(*) Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Bình luận

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Xuất hoá đơn đối với bán hàng trả chậm và lãi trả chậm

Xuất hoá đơn đối với bán hàng trả chậm và lãi trả chậm