Công chứng hợp đồng khác chứng thực hợp đồng, hãy thận trọng

Công chứng hợp đồng khác chứng thực hợp đồng, hãy thận trọng

LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG

1./ Phân biệt sơ qua về công chứng với chứng thực

- Chứng thực: Hiểu đơn giản là xác nhận rằng bản sao được sao từ bản chính (thường gọi là photo có chứng thực)

- Công chứng: Khác nghĩa hoàn toàn với chứng thực

+ Hai bên cùng nhau ra văn phòng công chứng (hoặc cơ quan có thẩm quyền) để xác định là các thoả thuận là có thật, do tự nguyện và được thực hiện bởi người có năng lực pháp luật

+ Việc công chứng sẽ được đưa lên hệ thống quốc gia

+ Muốn huỷ bỏ thoả thuận: Hai bên phải ra văn phòng công chứng làm thủ tục huỷ bỏ

2./ Các lưu ý khi công chứng hợp đồng

- Hợp đồng đã công chứng sẽ lưu trên hệ thống quốc gia, không phải muốn huỷ ngang là huỷ

- Trường hợp muốn huỷ: Hoặc hết thời hạn hợp đồng, Hoặc hai bên ra VPCC làm thủ tục huỷ, Hoặc kiện ra Toà để huỷ (nếu một bên vi phạm thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng)

Vì vậy cần thực sự lưu ý khi làm thủ tục công chứng hợp đồng

3./ Ví dụ về một số vấn đề phát sinh thực tế

Ông A ký hợp đồng cho ông B thuê nhà, thoả thuận miệng 6 năm và có thể gia hạn 4 năm nếu hai bên thoả thuận được giá.

Giờ ông B yêu cầu: Hai bên ra VPCC ký hợp đồng công chứng (hợp đồng thời hạn 10 năm, trong đó 6 năm giá cố định, 4 năm giá thoả thuận sau). Ký xong sẽ thanh toán.

Vậy rủi ro là gì?

- Rủi ro về thanh toán

Giả sử ký xong, ông B không thanh toán. Vậy ông A có thể đòi lại nhà không? ==>> Rất khó, vì muốn đòi lại nhà thì

+ Hoặc mời được ông B lên VPCC để huỷ hợp đồng

+ Hoặc kiện ra toà yêu cầu huỷ hợp đồng

(Vì hợp đồng đã lên hệ thống công chứng của quốc gia)

- Rủi ro về thời hạn

Hợp đồng quy định thời hạn 10 năm. Vậy hết 6 năm, nếu hai bên không thống nhất được giá thuê 4 năm còn lại ==>> Tranh chấp dân sự về giá thuê

Ông B chưa thanh toán do chưa thống nhất giá, nhưng ông B vẫn có quyền sử dụng theo hợp đồng

Ông A có thể đòi lại nhà không? ==>> Rất khó, vì muốn đòi lại nhà thì

+ Hoặc mời được ông B lên VPCC để huỷ hợp đồng

+ Hoặc kiện ra toà yêu cầu huỷ hợp đồng

(Vì hợp đồng đã lên hệ thống công chứng của quốc gia)


(*) Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Bình luận

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ không phải thành lập doanh nghiệp

Kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ không phải thành lập doanh nghiệp