Phân bổ thu nhập để giảm tiền đóng BHXH

Cách phân bổ thu nhập của người lao động để giảm tiền đóng BHXH. Việc phân bổ thu nhập của NLĐ cần phải thực hiện đúng quy định của pháp luật...

CÁCH PHÂN BỔ THU NHẬP CỦA NLĐ ĐỂ GIẢM TIỀN ĐÓNG BHXH

1./ Nguyên tắc:

Việc phân bổ thu nhập của NLĐ cần phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế để đảm bảo được quyền lợi chính đáng của NLĐ. Mọi hành vi “lách luật” phân bổ thu nhập không đúng thực tế và pháp luật sẽ dẫn đến nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn đóng BHXH theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi năm 2017)

2./ Các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH

Căn cứ: Luật BHXH 2014; Nghị định 115/2015/NĐ-CP; Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH; Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH; Nghị định 143/2018/NĐ-CP; Quyết định 595/QĐ-BHXH

2.1/ Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc:

- Tiền lương;

- Phụ cấp chức vụ, chức danh;

- Phụ cấp trách nhiệm;

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp thâm niên;

- Phụ cấp khu vực;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp thu hút;

- Các phụ cấp có tính chất tương tự;

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

2.2/ Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc

- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012;
(Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động => không quy định rõ là kết quả kinh doanh cả năm hay kết quả kinh doanh từng tháng trong năm)

- Tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Khoản hỗ trợ xăng xe;

- Khoản hỗ trợ điện thoại;

- Khoản hỗ trợ đi lại;

- Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;

- Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;

- Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;

- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;

- Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;

- Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;

- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;

- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;

- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

3./ Ví dụ

Chị Nguyễn Thị A có tổng thu nhập là 8.500.000 đồng/tháng

* Trường hợp không phân bổ thu nhập

Nhiều doanh nghiệp, không phân bổ một cách hợp lý nguồn thu nhập này cho NLĐ, mà chỉ để chung một cột tiền lương: 8.500.000 đồng.

Như vậy, tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc của chị Nguyễn Thị A là 8.500.000 đồng.

* Trường hợp phân bổ thu nhập hợp lý

Doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế và phân bổ nguồn thu nhập này cho NLĐ như sau:

- Tiền lương: 7.000.000 đồng

-  Phụ cấp ăn giữa ca: 700.000 đồng.

- Tiền hỗ trợ xăng xe: 300.000 đồng

- Tiền hỗ trợ nhà ở: 300.000 đồng

- Tiền hỗ trợ giữ trẻ: 200.000 đồng.

Như vậy, tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc của chị Nguyễn Thị A trong trường hợp này chỉ là 7.000.000 đồng.

(Lưu ý: Nếu thực tế, chị Nguyễn Thị A còn có nhiều khoản không phải tính đóng BHXH bắt buộc thì kế toán cần phân bổ hợp lý thu nhập vào những khoản này).

Nguồn: Thư viện pháp luật

Mời bạn xem thêm các bài viết tại website: http:\\dailythuetrongdat.com


(*) Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Bình luận

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Khai thuế thu nhập cá nhân khi chia cổ tức, lợi nhuận

Khai thuế thu nhập cá nhân khi chia cổ tức, lợi nhuận