Tổng quan về lương, thuế TNCN và BHXH

Tổng hợp quy định về lương, thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội: Khi nào phải đóng BHXH bắt buộc, khi nào phải khấu trừ thuế TNCN của nhân công và người lao động...

TỔNG QUAN VỀ LƯƠNG, THUẾ TNCN VÀ BHXH NĂM 2018

1./ Doanh nghiệp không đưa lương nhân viên vào có được không?

Do vướng quá nhiều quy định về thuế, bảo hiểm và pháp lý liên quan đến lao động mà nhiều doanh nghiệp muốn không đưa lương người lao động vào, coi như doanh nghiệp không có chi phí lương. Như vậy có được không?

Được, nếu thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất ít hoạt động, chủ yếu do một hai người làm và không có nhu cầu hưởng lương (ví dụ chủ doanh nghiệp) kèm theo điều kiện người đó không đóng bảo hiểm xã hội. Khi thấy chi phí của DN không có lương, cơ quan thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp cam kết thực tế không chi trả lương cho người lao động trong khoảng thời gian đó.

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu lớn, hoặc có tham gia BHXH cho người lao động (ví dụ chủ doanh nghiệp) mà không đưa chi phí lương của người lao động vào thì đó là điều vô lý. Cơ quan thuế có quyền xem xét hành vi trốn thuế (cụ thuế là dấu hiệu trốn thuế thu nhập cá nhân) do có cơ sở để cho rằng doanh nghiệp đã để ngoài sổ sách tiền lương của người lao động

2./ Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các loại hợp đồng lao động, hợp đồng thuê khoán

Trước hết cần khẳng định, hợp đồng thuê khoán là hợp đồng lao động chứ không phải hợp đồng dịch vụ (công văn 2547/TCT-TNCN ngày 12/6/2017 của Tổng Cục thuế)

Trách nhiệm của doanh nghiệp

2.1/ Đối với trả lương, tiền khoán nhân công cho hợp đồng dưới 3 tháng hoặc không có hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải:

- Tạm khấu trừ 10% thuế TNCN, cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân (nếu cá nhân yêu cầu). Nếu cá nhân chỉ có thu nhập thuộc diện phải khấu trừ thuế nhưng chưa đến mức nộp thuế thì cá nhân làm cam kết thu nhập để doanh nghiệp tạm chưa khấu trừ thuế TNCN

- Cuối năm phải tổng hợp thu nhập lên tờ khai quyết toán thuế TNCN (cho dù có khấu trừ hay không khấu trừ thuế của cá nhân vẫn phải thống kê thu nhập).

2.2/ Đối với trả lương, tiền khoán nhân công cho hợp đồng từ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn, doanh nghiệp phải:

- Khấu trừ thuế TNCN theo biểu thuế luỹ tiến, lưu ý cá nhân chỉ được lựa chọn giảm trừ gia cảnh ở 1 nơi tại 1 thời điểm;

- Cuối năm phải tổng hợp thu nhập lên tờ khai quyết toán thuế TNCN (kể cả không phát sinh số thuế phải nộp vẫn phải lập tờ khai quyết toán). Điều kiện tick uỷ quyền quyết toán (điều 21 thông tư 92/2015/TT-BTC)

Tick vào ô uỷ quyền quyết toán nếu: ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên, đang làm việc tại thời điểm uỷ quyền, có giấy uỷ quyền quyết toán, chỉ có thu nhập tại công ty và không có thu nhập tại công ty khác (hoặc có thu nhập tại công ty khác nhưng bình quân dưới 10 triệu/tháng đã bị khấu trừ 10% và không có nhu cầu quyết toán phần thu nhập đã bị khấu trừ 10% đó)

Các trường hợp không đảm bảo một trong các điều kiện nêu trên thì không được tick uỷ quyền quyết toán

3./ Trách nhiệm về BHXH bắt buộc

3.1/ Từ ngày 01/01/2018, hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên phải tham gia BHXH bắt buộc

Đó là quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 điều 1 Luật BHXH 2014 (có hiệu lực từng phần, luật có hiệu lực chung từ 01/01/2016, riêng quy định về hợp đồng từ 1 tháng trở lên phải tham gia BHXH bắt buộc có hiệu lực từ 01/01/2018)

3.2/ Các trường hợp không phải tham gia BHXH bắt buộc

Người lao động không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (điều 85, điều 86 luật BHXH 2014)3.3/ Mức lương và phụ cấp phải tính nộp BHXH bắt buộc

Xem các khoản lương và phụ cấp phải tính đóng/không phải tính đóng BHXH tại đây

4./ Pháp lý về luật lao động

4.1/ Hợp đồng thử việc có phải hợp đồng lao động không?

Theo điều 15 Luật Lao động 2012:

"Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động"

Như vậy hợp đồng thử việc vẫn là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, đáp ứng đấy đủ định nghĩa trong luật lao động nên hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động. Điều đó có nghĩa là hợp đồng thử việc vẫn phải tính đóng BHXH (nếu có thời hạn từ 1 tháng trở lên)

4.2/ Hết hạn có phải ký lại hợp đồng lao động không

Theo điều 22 luật lao động 2012:

Nếu hết hạn mà người lao động không làm việc nữa thì HĐLĐ chấm dứt

Nếu hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì:

Hợp đồng có thời hạn tự động chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn

Hợp đồng mùa vụ tự động chuyển thành hợp đồng có thời hạn 24 tháng4.3/ Hợp đồng thời vụ hoặc xác định thời hạn được ký tối đa mấy lần

Theo điều 22 luật lao động 2012: Hợp đồng mùa vụ hoặc xác định thời hạn chỉ được ký lại tối đa 01 lần, từ lần sau đó trở đi phải ký hợp đồng không xác định thời hạn.

Xem thêm các bài viết tại website: dailythuetrongdat.com

Chân thành cảm ơn bạn.


(*) Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Bình luận

Đăng ký nhận thông tin

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Đề xuất: Tiếp tục giảm thuế GTGT 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất: Tiếp tục giảm thuế GTGT 6 tháng đầu năm 2025